0

Trầm cảm chức năng cao, bạn đã biết? | Safe and Sound

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý gây ra sự suy nhược và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu người. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, trong một số trường hợp, một người có thể đấu tranh nội tâm nhưng lại tỏ ra hoàn toàn ổn và hoạt động bình thường với thế giới bên ngoài. Trầm cảm chức năng cao thường có thể không bị phát hiện vì nhìn bề ngoài, một cá nhân có công việc, cuộc sống gia đình tốt, học tập hoặc ăn mặc đẹp.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Trầm cảm chức năng cao là gì?

Ảnh 1: Trầm cảm chức năng cao là gì?

Trầm cảm chức năng cao là một thuật ngữ mô tả các triệu chứng trầm cảm tiềm ẩn. Đây không phải là một thuật ngữ chẩn đoán chính thức mà các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần sử dụng. Trầm cảm chức năng cao là một rối loạn tâm lý được biết đến nhiều hơn với tên gọi rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD). Đây là một dạng trầm cảm liên tục và kéo dài. 

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần cho biết, trong nhiều trường hợp, một cá nhân sẽ đi làm, tương tác với mọi người và tỏ ra hoàn toàn bình thường và ổn đối với thế giới bên ngoài. Thực tế là trầm cảm đôi khi có thể vô hình đối với bạn bè và gia đình, khiến nó trở thành một chủ đề gây sốc và cấm kỵ khi nói chuyện. 

Trầm cảm chức năng cao và trầm cảm nặng có một số điểm tương đồng, nhưng cá nhân có thể không gặp phải các triệu chứng giống nhau. 

Trầm cảm chức năng cao là chứng trầm cảm ở mức độ thấp, không nghiêm trọng như chứng trầm cảm nặng nhưng có thể kéo dài lâu hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần cho biết đó là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng và trong một số trường hợp, gây ra các tổn thương về thể chất nhiều hơn trầm cảm nặng. 

2. Dấu hiệu của trầm cảm chức năng cao

Tiến sĩ Alexander Alvarado, Psy.D., chuyên gia tâm lý học lâm sàng được cấp phép ở New York, cho biết, “một trong những dấu hiệu dễ dàng nhất để nhận biết người mắc chứng trầm cảm chức năng cao là giấc ngủ. Những người bị trầm cảm chức năng cao có xu hướng ngủ quá nhiều hoặc có thể phải vật lộn với chứng mất ngủ”. 

Ảnh 2: Người mắc trầm cảm chức năng cao mệt mỏi dù đã ngủ nhiều

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, các dấu hiệu khác của trầm cảm chức năng cao bao gồm: 

  • Hầu hết thời gian bạn có tâm lý chán nản, bạn bè và người thân có thể mô tả bạn là một người buồn bã hoặc ủ rũ. 
  • Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ ngon hoặc ngủ quá nhiều.
  • Bạn có thể hoạt động tại nơi làm việc hoặc trường học nhưng khó tập trung vào các nhiệm vụ. 
  • Bạn có tâm lý cảm thấy mình không xứng đáng được hạnh phúc. 
  • Có vẻ như bạn lười biếng, nhưng bạn cần rất nhiều năng lượng để hoạt động bình thường. 
  • Cân nặng của bạn có thể thay đổi vì đôi khi bạn không thèm ăn hoặc ăn quá nhiều mà không suy nghĩ.
  • Bạn cũng có thể có tâm lý cảm thấy vô vọng hoặc khóc mà không có lý do.
  • Bạn có thể liên tục chỉ trích bản thân và thật khó để cảm thấy hài lòng về bản thân. 

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, thông thường, trầm cảm chức năng cao là rối loạn tâm lý khó nhận ra. Vấn đề là rối loạn tâm lý này thường liên quan đến các hành vi như cố gắng ra khỏi giường, xa lánh bạn bè và gia đình, hoặc ở một nơi tồi tệ đến mức họ không thể tập trung sức lực để đi làm. Tuy nhiên, với trầm cảm chức năng cao, hành vi khuôn mẫu liên quan đến trầm cảm không phải lúc nào cũng xảy ra. 

3. Cách điều trị trầm cảm chức năng cao

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần cho biết, thông thường, những người bị trầm cảm chức năng cao quen với các triệu chứng trầm cảm hoặc không nhận ra các dấu hiệu. Tuy nhiên, việc điều trị càng sớm càng tốt rất quan trọng trong quá trình phục hồi.

3.1. Trị liệu nhận thức hành vi (CBT) 

Liệu pháp trị liệu tâm lý nhận thức hành vi (CBT) trong điều trị trầm cảm chức năng cao là một liệu pháp nói chuyện giữa chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần với bệnh nhân nhằm mục đích giúp họ xác định và thay đổi các kiểu suy nghĩ góp phần tạo nên hành vi tiêu cực. CBT giúp bạn tìm ra cách ứng xử mới bằng cách thay đổi kiểu suy nghĩ của bạn.

Khi sử dụng CBT để điều trị chứng trầm cảm, chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần của bạn sẽ giúp phát hiện ra những kiểu suy nghĩ không lành mạnh và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực hơn mà bạn có thể áp dụng vào cuộc sống thực. CBT đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị trầm cảm ở mức độ nhẹ đến trung bình. 

3.2. Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT)

Liệu pháp tâm lý chấp nhận và cam kết (ACT) khuyến khích các cá nhân chấp nhận cảm giác của họ thay vì chiến đấu với cảm xúc của họ. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, liệu pháp giúp bạn tập trung vào thời điểm hiện tại và chấp nhận suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình mà không phán xét. Mục đích của ACT không phải là loại bỏ những cảm giác khó khăn mà là hiện diện với cách bạn cảm nhận chúng mà không phán xét. ACT được sử dụng để điều trị một loạt các rối loạn tâm lý, bao gồm trầm cảm, OCD và lo lắng. 

3.3. Các nhóm hỗ trợ

Ảnh 3: Các nhóm hỗ trợ người trầm cảm chức năng cao

Các nhóm hỗ trợ cho phép các cá nhân nói về trải nghiệm của họ và khuyến khích những người khác trải qua điều tương tự. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, những nhóm hỗ trợ này có thể phù hợp hơn với những người đã trải qua quá trình điều trị trầm cảm cùng chuyên gia. Sẽ hữu ích khi chia sẻ những khó khăn của bạn với những người hiểu những gì bạn đang trải qua. 

Điều trị trầm cảm chức năng cao là một quá trình. Nó cần có thời gian. Mặc dù loại rối loạn tâm lý này có thể không nghiêm trọng như trầm cảm nặng, nhưng nó vẫn ảnh hưởng lớn đến tâm lý và khả năng tận hưởng cuộc sống của bạn một cách trọn vẹn nhất. Không ai phải sống với những vấn đề về giấc ngủ liên tục và tâm trạng tồi tệ. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, trầm cảm chức năng cao có thể được điều trị và mặc dù sẽ mất thời gian, nhưng nhận được sự giúp đỡ là một bước cần thiết để hướng tới một triển vọng tích cực hơn. 

Nếu bạn đang vật lộn với chứng trầm cảm hoặc lo lắng về tâm lý của người thân đang gặp phải tình trạng này, hãy tải ứng dụng Safe and Sound về điện thoại và đặt lịch với chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần của Safe and Sound. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia có thể giúp đưa bạn đi đúng hướng và nhận được sự điều trị mà bạn cần. 

: Trầm cảm chức năng cao, bạn đã biết? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound